Tóm tắt: Tôn giáo, một hiện tượng xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài
người và tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau từ "tự làm" bởi các cá
nhân tới chuyên biệt hóa với hệ thống các cá nhân thực hiện các nhiệm vụ tôn
giáo toàn thời gian. Tôn giáo có những chức năng xã hội cũng như tâm lý duy trì
sự ổn định của xã hội loài người. Có một sự liên quan chặt chẽ giữa hình thái
kinh tế và hình thái kiếm sống của xã hội.Hình thái kinh tế càng phức tạp thì
hình thái tôn giáo cũng càng phức tạp.Trong thời đại toàn cầu hóa một số tôn
giáo chuyên biệt phát triển nên thành Tôn giáo "toàn cầu" với tầm ảnh
hưởng bao trùm trên nhiều châu lục.
Các nhà nhân học dù không không cùng quan điểm về định nghĩa tôn
giáo là gì nhưng họ đều thừa nhận là Tôn giáo là một hiện tượng tồn tại trong
mọi xã hội của loài người. Vậy thế nào là Tôn giáo? Dường như các nhà nhân học
vẫn chưa thống nhất được một dịnh nghĩa chung nhất về Tôn giáo. Trong phần này,
bốn cách giải thích về tôn giáo của các nhà nhân học sẽ được trình bày, đó là:
(i)Nhu cầu hiểu biết, (ii)Sự bù đắp lại cảm giác thời thơ ấu,(iii)Sự
lo lắng và không chắc chắn, (iv) Nhu cầu cộng đồng.
Nhu cầu hiểu biết: Đây là định nghĩa đầu tiên của nhân học về Tôn giáo do Erward
Taylor, người được xem là ông Tổ của Nhân học hiện đại đưa ra. Theo Ông, Tôn
Giáo bắt nguồn từ sự suy đoán của con người về những giấc mơ, thế giới bên
kia... trong đó những hình ảnh về người đã khuất, vạn vật dường như khiến con
người nghĩ rằng có hai thế giới tồn tại một cách song song. Trong trạng thái
ngủ, linh hồn vô hình có thể tạm thời rời khỏi thể xác vật chất hữu hình. Linh
hồn sẽ rời khỏi thể xác vĩnh viễn khi mà con người chết. Vì hình ảnh người chết
hiện về trong các giấc mơ nên con người tin là linh hồn người chết vẫn tồn tại
xung quanh. Tylor cho rằng tin vào sự tồn tại của linh hồn là hình thức tôn
giáo đầu tiên của loài người mà Ông gọilà Duy linh (animism). Nhiều nhà nhân
học chỉ trích định nghĩa của Tylor quá phức tạp và trừu tượng, bỏ qua khía cạnh
tâm lý của Tôn giáo.Sự bù đắp lại cảm giác thời thơ ấu:Thuyết này chủ
yếu được phát triển bởi Sigmund Freud. Theo Ông, những sự kiện diễn ra trong
tuổi thơ của mỗi người có ảnh hưởng sâu sắc và kéo dài đối với niềm tin và lối
sống khi trưởng thành. Sự phụ thuộc vào cha mẹ khiến cho đứa trẻ một cách vô
thức xem cha mẹ như là một thực thể quyền lực biết mọi thứ. Khi đứa trẻ trưởng
thành, không còn sự bảo trợ của cha mẹ, nó cần có một niềm tin thay thế. Các
thế lực siêu nhiên được cầu viện đến để đóng vai trò bảo trợ thay thế cha mẹ.Sự
lo lắng và không chắc chắn:Thuyết này do Malinowski, nhà nhân học của
trường phái chức năng, phát triển. Theo Ông, con nguời trong mọi xã hội đều phải
đối mặt với những lo lắng và không chắc chắn đến từ những hiện tượng như thiên
tai, ốm đau, tai nạn mà họ không có đủ kiến thức để giải thích và kiểm soát. Do
đó Tôn giáo như là một giải pháp để giảm sự lo lắng và khôngchắc chắn. Tôn giáo
khiến cho con nguời tin rằng cái chết không có thật hay không phải là kết thúc.Nhu
cầu cộng đồng:Các thuyết giải thích về Tôn giáo dù khác về cách định nghĩa
nhưng đều đồng ý ở một điểm là Tôn giáo thỏa mãn nhu cầu tâm lý của các thành
viên trong xã hội. Tuy nhiên Durkheim nhà xã hội học gốc Pháp lại có quan điểm
cho rằng Tôn giáo tồn tại để phục vụ nhu cầu xã hội hơn là tâm lý. Theo Ông,
niềm tin và lễ nghi Tôn giáo giúp khẳng định vị trí của cá nhân trong xã hội.
Tôn giáo giúp tăng tính cộng đồng, khiến các thành viên tự tin hơn. Tôn giáo
như là xi măng gắn kết xã hội. Xã hội chính là "bái vật" của Tôn
giáo.
Tôn giáo và ma thuật
Tôn giáo và Ma thuật là hai hiện tượng tồn tại song song trong xã
hội. Nó có những điểm giống và khác nhau. Cả hai đều là niềm tin siêu nhiên, không
được khoa học chứng thực. Thay vào đó nó được chấp nhận thông qua niền tim. Cả
hai, trong một chừng mực nào đó, đều giải quyết những vấn đề tâm lý như lo
lắng, mơ hồ và thất vọng trong cuộc sống hàng ngày. Về khác biệt, thứ nhất nếu
Tôn giáo giải quyết những vấn đề lớn đối với sự tồn tại của con người như ý
nghĩa cuộc sống, cái chết, liên hệ với thế giới thần linh; thì Ma thuật giải
quyết những vấn đề như chữa bệnh, cầu mưa, cầu an toàn cho những chuyến đi xa.
Thứ hai, nếu Tôn giáo sử dụng cầu khấn và hy sinh để cầu xin sự trợ giúp các
thế lực siêu nhiên; thì các các cá nhân nắm giữ khả năng ma thuật (thuật sĩ,
pháp sư, phù thủy) tin rằng họ cókhả năng kiểm soát và điều khiểnthiên
nhiên hay người khác thông quan khả năng của họ. Thứ ba nếu Tôn giáo có xu
hướng là hoạt động mang tính cộng đồng con Ma thuật thì có xu hướng cá nhân.
Thứ tư, nếu các lễ nghi Tôn giáo có thời gian biểu cụ thể thì Ma thuật được
thực hiện bất cứ khi nào để giải quyết các vấn đề mới nảy sinh. Thứ năm, nếu lễ
nghi Tôn giáo được thực hiện bởi những người có chức danh cụ thể được xã hội
công nhận như nhà Sư hay Tu Sĩ thì Ma thuật có thể được thực hiện bởi nhiều cá
nhân mà có thể cộng đồng không công nhận là có quyền lực siêu nhiên. Dù có sự
khác biệt nhưng các Tôn giáo và Ma thuật thường vẫn đồng hành. Một người có thể
tham gia vào cả lễ nghi Tôn giáo cũng như Ma thuật. Trong một số xã hội, việc
có khả năng ma thuật có thể bị xem là có thể mang lại những điều xấu xa cho
cộng đồng.
Chức năng của tôn giáo
Ở các ngôi mộ người tiền sử có niên đại khoảng 100,000 năm trước,
các nhà khảo cổ đã tìm thấy công cụ và vũ khí được chôn theo. Dưới góc độ nhân
học, điều đó có nghĩa là người cổ đại tin vào thế giới bên kia. Đó chính là
những manh nha đầu tiên của Tôn giáo. Vậy Tôn giáo có chức năng gì đối với xã
hội loài người? Các nhà nhân học tổng kết và chia các chức năng đó dưới một
trong hai phạm trùxã hộivàtâm lý.Xã hội: Thứ nhất Tôn giáo là một
cách kiểm soát xã hội. Thông qua các điều răn, luật lệ Tôn giáo duy trì trật tự
xã hội bằng cách ủng hộ các hành vì được xã hội chấp nhận và ngược lại. Mọi tôn
giáo đều mang trong nó một hệ thống các chuẩn mực đạo đức quy định các hành vi
đúng đắntrong bối cảnh của xã hội nó tồn tại. Khi mà các chuẩn mực này được gắn
liền với các thế lực siêu nhiên, nó có tác động mạnh hơn. Vì khi các thành viên
tin vào sự tồn tại của các thế lực siêu nhiên, họ sẽ tuân thủ các chuẩn mực một
cách chặt chẽ hơn. Không ăn vật phẩm từ lợn trong Đạo Hồi, hay không giết bò ở
văn hóa Hindu là những minh chứng cho chức năng kiểm soát xã hội của Tôn giáo.
Thứ hai, Tôn giáo là giúp giải quyết xung đột. Thông qua Tôn giáo, những lo
lắng căng thẳng về mặt tâm lý được giảm nhẹ. Nhờ đó nguy cơ về xung đột xã hội
cũng được giảm bớt. Thứ ba nhờ Tôn giáo và sự đoàn kết cộng đồng được củng cố.
Vì thông qua tôn giáo các thành viên cộng đồng có thể biểu lộ sự đồng nhất của
mình, thông qua đó mối quan hệ xã hội chặt chẽ được xây dựng. Nói cụ thể hơn,
mỗi tôn giáo đều có một hệ thống thần thánh hay thế lực siêu nhiên cụ thể. Các
thành viên với việc tham gia các lễ nghi sẽ có cùng một niền tin, một truyền
thống sẽ cảm thấy gần gũi hơn. Thông qua đó, tính đoàn kết cộng đồng được tăng
lên.Tâm lý:Theo các nhà nhân học, Tôn giáo có hai chức năng tâm lý là
nhận thức và tình cảm. Khác với các loài khác, loài người phát triển hơn nhiều,
do đó nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, mọi
xã hội, kể cả hiện đại, đều có những sự vật hiện tượng mà không giải thích một
cách logic được. Ví dụ như: Cuộc sống bắt đầu khi nào? Sau cái chết thì cái gì
sẽ diễn ra?... Tôn giáo giúp chúng ta trả lời các hiện tượng không giải thích
này. Về mặt tình cảm, Tôn giáo giúp các cá nhân đối mặt với sự lo lắng thường
xuất phát từ cuộc sống hàng ngày. Vì con người chưa bao giờ kiểm soát được thế
giới xung quanh, nên Tôn giáo giúp tối đa hóa sự kiểm soát này. Con người tham
gia vào các lễ nghi tôn giáo như là một cách cầu xin các thế lực siêu nhiên
giúp họ kiểm soát các hiện tượng mà họ chưa bao giờ kiểm soát được.
Các loại hình tôn giáo
Cũng giống các khía cạnh khác của văn hóa, Tôn giáo có nhiều biến
thể ở các xã hội khác nhau. Theo Anthony Wallace, Tôn giáo có thể được chia làm
bốn hình thái sau: Tôn giáo mang tính cá nhân, Saman giáo, Tôn giáo mang tính
cộng đồng, và Tôn giáo.Tôn giáo mang tính cá nhân:Trong hình thái này
không tồn tại những cá nhân có nhiệm vụ chuyên biệt thực thi các lễ nghi Tôn
giáo. Mỗi cá nhân có mối quan hệ riêng trực tiếp với một hoặc nhiều thế lực
siêu nhiên bất cứ khi nào họ có nhu cầu. Trong hình thái này, vai trò của người
thực hiện lễ nghi và tín đồ là một nên Marvin Harris xem đó là hình thái Tôn
giáo "tự phục vụ".Saman giáo:Trong hình thái này có nhưng
người có nhiệm vụ thực hiện lễ nghi một cách chuyên biệt nhưng chỉ là bán thời
gian. Họ là những người được xem là có được khả năng từ lúc sinh ra, do đào
tạo, hoặc được ban cho. Khả năng này có thể là đoán tương lai, chữa bệnh...Đây
là hình thái phân chia lao động Tôn giáo sơ khai nhất. Các thầy Shaman được xem
là có khả năng tiếp xúc với các thế lực siêu nhiên theo yêu cầu của các tín đồ.
Uy tín của thầy Saman phụ thuộc vào khả năng của họ. Ở các xã hội khác nhau thì
cách trở thành thầy Saman cũng khác nhau. Ở xã hội thì việc có bằng chứng có
một thế lực siêu nhiên nhập vào thể xác khiến cho cá nhân đó được xem là thầy
Saman. Ở xã hội khác thì vị trí này có thể đạt được thông qua làm phụ tá cho
một thầy Shaman khác.Tôn giáo mang tính cộng đồng:Ở hình thái này, niềm
tin và các lễ nghi ở một mức cao và phức tạp hơn. Nó được tiến hành với sự tham
gia của một nhóm, thông thường liên quan tới nhay thông qua quan hệ huyết
thống, thị tộc, cùng độ tuổi...Lễ nghi được tiến hành phục vụ cho cộng đồng
lớn, với tính chất quan trọng. Mặc dù trong lễ nghi có thể có sự tham gia của
các cá nhân có nhiệm vụ chuyên biệt về tôn giáo, nhưng số đông những người
thường tham gia có vai trò quan trọng đối với sự thành công của buổi lễ. Nó
thường được diễn ra dưới hai dạng lễ đánh dấu sự chuyển về vị trí xã hội (ví dụ
trưởng thành) hay nghi lễ tăng tính đoàn kết cộng đồng như cầu mưa, cầu mùa vụ
bội thu...Tôn giáo chuyên biệt:Hình thái này thường được thấy trong các
xã hội nhà nước ví dụ như Aztec, Inca, Hy Lạp và Ai Cập cổ đại...Nó thường có
đặc điểm là đơn thần, nghĩa là chỉ thờ phụng một vị thần tối cao duy nhất. Ví
dụ của Tôn giáo này là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo...Nó có một đội ngũ
chuyên nghiệp (tu sĩ, nhà sư) thực hiện các nhiệm vụ tông giáo như thờ cúng, lễ
nghi toàn thời gian.Đội ngũ này được đặt dưới sự kiểm soát của giáo hội trung
ương, mà được kiểm soát hay có liên quan chặt chẽ tới chính quyền trung ương.
Và cũng không có gì là ngạc nhiên nếu các các cá nhân chịu trách nhiệm thực
hiện các nhiệm vụ Tôn giáo là một phần của giai cấp thống trị. Vì có liên hệ
gần gũi với chính quyền trung ương nên phần lớn các cá nhân chịu trách nhiệm thực
hiện các nhiệm vụ Tôn giáo đều là nam giới hơn là phụ nữ, điều này khác với
Saman giáo trong đó nữ giới cũng tham gia. Tóm lại, bốn hình thái Tôn giáo nêu
trên thường có mối quan hệ chặt chẽ với hình thái tổ chức kinh tế xã hội. Tôn
giáo mang tính cá nhân, và Sa man giáo thườnggắn liền với các xã hội săn bắn
hái lượm, Tôn giáo có tính cộng đồng thường được thấy ở các xã hội nông nghiệp
quảng canh hoặc chăn thả gia súc. Còn tôn giáo chuyên biệt thường tồn tại ở các
xã hội công nghiệp hóa. Tuy nhiên sự tương đồng này chỉ có tính chất tương đối
vì một số xã hội săn bắn hái lượm như người da Đỏ ở Bắc Mỹ vẫn có hình thái Tôn
giáo cộng đồng. Bảng dưới đây sẽ tóm tắt lại những điểm chính của các hình thái
Tôn giáo nói trên:
BẢNG SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH TÔN GIÁO
Hình
thái Tôn giáo
|
Các
cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tôn giáo
|
Hình
thái kiếm sống
|
Cá
nhân
|
Không
có
|
Kiếm
lương thực
|
Saman
|
Bán
thời gian
|
Săn
bắn hái lượm / Chăn thả gia súc / Nông nghiệp quảng canh
|
Cộng
đồng
|
Theo
nhóm
|
Chăn
thả gia súc / Nông nghiệp quảng canh
|
Chuyên
biệt
|
Toàn
thời gian theo hệ thống thứ bậc
|
Xã
hội công nghiệp hóa
|
Toàn cầu hóa và tôn giáo
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, tiến bộ trong khoa học công nghệ
không chỉ có tác động sâu rộng tới lĩnh vực kinh tế xã hội mà còn có tác động
tương tự tới các tôn giáo, đặc biệt là những tôn giáo chuyên biệt như Hồi giáo,
Phật giáo, Thiên chúa giáo. Sự tương tác mạnh mẽ giữa các xã hội không chỉ diễn
ra ở lĩnh vực kinh tế mà còn ở lĩnh vực văn hóa, trong đó Tôn giáo cũng là một
phần. Một số Tôn giáo như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo trở thành Tôn
giáo toàn cầu với số lượng tín đồ lên đến hàng trăm triệu trải khắp các châu
lục. Tuy nhiên ở một chừng mực nào đó, sự mở rộng của các Tôn giáo trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa, trong một chừng mực nào đó, có thể dẫn đến cái mà
Huntington gọi là "sự xung đột của các nền văn minh".
Tổng hợp và biên soạn: Tùng Nguyên