DẪN
LUẬN
1.1. Lý
do chọn đề tài
Theo giáo luật của đạo
Công giáo được ban hành ngày 25 tháng 01 năm 1983, Giáo hội Công giáo cho phép
người Công giáo được tìm hiểu và lấy người không cùng tôn giáo với mình. Nếu
người không Công giáo chấp nhận theo đạo thì hai người sẽ tiến hành phép hôn phối
theo nghi thức của đạo Công giáo. Nhưng vì những lý do nào đó, người không Công
giáo không muốn gia nhập đạo Công giáo. Trong trường hợp này, họ vẫn có thể kết
hôn với người Công giáo với điều kiện phải tìm hiểu về đạo Công giáo và làm
phép chuẩn. Tức là họ được tự giữ đạo của mình. Tuy nhiên, dù người không có đạo
có quyết định gia nhập đạo hay không, họ vẫn phải tham dự lớp giáo lý hôn nhân
theo quy định của Giáo hội Công giáo. Bởi vì, một trong những mục đích của lớp
giáo lý hôn nhân là giúp những người không Công giáo có được sự hiểu biết về những
giáo luật trong đời sống gia đình, nếu họ muốn lấy người Công giáo.
Tôn giáo được nhận xét
là “có một vai trò rất quan trọng trong đời sống hôn nhân và gia đình, vì ảnh
hưởng đến lối suy nghĩ, cách xử sự và việc giáo dục con cái”[1].
Trên thực tế, bên Công giáo, Giáo hội và những bậc làm cha mẹ vẫn mong con cái
họ có cuộc sống gia đình hạnh phúc, chung thủy và đặc biệt là trung thành với
niềm tin tôn giáo. Chính vì thế, Giáo hội Công giáo và cả những bậc phụ huynh
Công giáo thường không khuyến khích con cái kết hôn với người khác đạo. Những
ngăn trở về niềm tin tôn giáo đã khiến nhiều người Công giáo không thể lấy được
người mình yêu vì những người đó không chấp nhận gia nhập đạo hoặc có những gia
đình kiên quyết buộc con mình phải lấy người theo đạo gốc.
Đối với những người
không Công giáo, họ cũng gặp rất nhiều xung đột khi gia nhập đạo Công giáo và kết
hôn với người Công giáo. Họ chịu áp lực từ gia đình, từ bỏ tôn giáo của mình để
chấp nhận một tôn giáo mới, một hệ tư tưởng mới. Bên cạnh đó, họ bắt đầu chấp
nhận sự chi phối của những chuẩn mực, những giá trị của đạo Công giáo. Chính vì
vậy, việc lấy người Công giáo là một thách thức rất lớn đối với người không
Công giáo.
Nhìn về phía xã hội, gia
đình khác đạo là một gia đình đa văn hóa. Gia đình này tiềm ẩn nhiều vấn đề
xung đột vợ chồng về các mặt tư tưởng, văn hóa, lối sống… Những điều này có khả
năng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục con
cái.
Mặc dù, nhận thấy băn
khoăn từ phía Giáo hội, xã hội, gia đình, nhưng chính những người nam-nữ không
đồng đạo này vẫn muốn tiến đến hôn nhân. Với mong muốn được thấu hiểu hiện tượng
hôn nhân không đồng đạo, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Quan
niệm và cách ứng xử của những người không đồng đạo về hôn nhân và gia đình” (Khảo
sát trường hợp tại giáo xứ Mân Côi, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh).
Xem toàn văn tại
đây.
[1] Lm.
Nguyễn Văn Trinh, 2004, “Bài 4: Hôn nhân khác tôn giáo”, Giáo
lý hôn nhân và gia đình, Ủy ban giáo lý (trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam)
từ trang điện tử Giáo phận Simon Hòa Đà Lạt, website: http://www.simonhoadalat.com/