Mỗi tộc người trong quá
trình tồn tại và phát triển của mình đều sáng tạo một phức hợp văn hóa phù hợp
với trình độ phát triển kinh tế xã hội trong một không gian sinh tồn và ghi đạm
những dấu ấn của điều kiện tự nhiên cũng như môi trường xã hội nơi tộc người đó
sinh sống. Văn hóa của một tộc người được thể hiện rất đa dạng như văn hóa vật
chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội, mà tri thức địa phương (tri thức bản địa)
như là một thành tố quan trọng làm nên văn hóa của một tộc người
Vai
trò của tri thức bản địa
•
Tri thức địa phương (tri thức bản địa)
xét cả về phương diện khoa học và thực
tiễn có thể coi là tài sản của một tộc người trong quá trình phát triển, phản
ánh mối quan hệ của từng cộng đồng với môi trường tự nhiên và xã hội.
•
Tri thức địa phương (tri thức bản địa) của
các tộc người rất đa dạng, mỗi tộc người trong những điều kiện cụ thể của môi
trường tự nhiên, xã hội có một kho tàng riêng của mình.
•
Những kinh nghiệm truyền thống đã đưa lại
hiệu quả cao, được thử thách và chọn lọc trong một thời gian dài, có sẵn tại địa
phương, phù hợp với phong tục tập quán của tộc người đã từng có vai trò rất
quan trọng trong đời sống của họ.
•
Tri thức địa phường được chuyển tiếp từ
thế hệ này qua thế hệ khác, tiếp tục làm phong phú thêm, nhờ đó mà các tộc người
có thể trụ vững trong những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đầy thử thách.
Cần phải coi trọng tri
thức địa phương (tri thức bản địa) của các tộc người như là một nguồn tài
nguyên quan trọng cần lập kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm và đánh giá một cách
khách quan khoa học để có thể phát huy những tri thức này trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công việc phát triển bền vững
nói chung.
Đắk Nông là một tỉnh có
nhiều thành phần tộc người (bao gồm 40 thành phần tộc người), trong đó có 3 tộc
người tại chỗ (M’nông, Ê Đê, Mạ), cư trú lâu đời trên vùng cao nguyên. Dân số của
các tộc người tại chỗ chiếm 33% dân số các tộc người thiểu số, chiếm 10,13% dân
số toàn tỉnh (Tỉnh Ủy Đắk Nông, 2015). Người
M’nông tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Đức, người Ê Đê ở huyện Cư Jút, người Mạ ở
huyện Đắk Glong.
Khái
niệm Tri thức địa phương (Tri thức bản địa)
“Tri thức truyền thống
là một khối tích lũy các kiến thức, hiểu biết, các tập quán và các cách diễn đạt
được duy trì và phát triển bởi những con người có lịch sử lâu dàu trong tương
tác (interaction) với môi trường tự nhiên.”
Các
đặc điểm phổ biến của Tri thức địa phương (Tri thức bản địa)
•
Tri thức bản địa mang tính địa phương, bắt
nguồn từ một địa điểm cụ thể, là những kinh nghiệm được những cư dân sống tại
các địa điểm đó đúc kết được…nếu di chuyển những kiến thức này từ nơi này sang
nới khác, chắc chắn sẽ đưa đến nguy cơ định vị nhầm nó.
•
Tri thức bản địa là những tri thức được
truyền miệng, hoặc được lưu truyền qua các hình thức mô phỏng hoặc mô tả…
•
Tri thức bản địa là kết quả của các gắn
kết trong đời sống hàng ngày và liên tục được củng cố các kinh nghiệm các lần
thử và các thử nghiệm cẩn trọng.
•
Tri thức bản địa có xu hướng là loại kiến
thức mang tính thực tiễn và giả thiết – kinhnghiemej nhiều hơn là mang tính lý
thuyết theo đúng nghĩa.
•
Truyền thống là một nhân tố hay thay đổi
và sự biến đổi không có hồi kết. Tri thức bản địa vì thế liên tục thay đổi, được
tạo ra và tái tạo, được hình thành và bị mất đi dù dường như nó được thể hiện
trong một trạng thái tĩnh.
•
Tri thức bản địa được chia sẻ ở một mức
độ lớn hơn rất nhiều so với các loại tri thức khác, bao gồm cả tri thức khoa học
mang tính toàn cầu.
•
Mặc dù tri thức bản địa có thể được tập
trung ở các cá nhân và có thể đạt đến bằng mức độ gắn kết nào đó trong các nghi
lễ hoặc các cấu trúc biểu tượng khác nhưng sự phần bố của nó luôn gián đoạn.
•
Mặc cho những tuyên bố về sự tồn tại của
những phân loại trừu tượng rộng về văn hóa (thực ra là toàn câu cơ bản của thế
giới sinh học) dựa trên những tiêu chí không mang tính thực tiễn, một thế giới
mà ở đó tri thức bản địa tồn tại dày đặc nhất thì cấu tạo của nó cực kỳ thực tế.
•
Tri thức bản địa mang tính chỉnh thể thống
nhất và tồn tại trong khuôn khổ những truyền thống văn hóa rộng lớn.
Một
số vấn đề nhận thức khoa học cần lưu tâm khi nghiên cứu tri thức địa phương
(tri thức bản địa) ở Đắk Nông
•
Thứ nhất, khi nghiên cứu tri thức địa
phương (tri thức bản địa) cần lưu ý đén môi trường tự nhiên nơi các tộc người
sinh sống. Vì điều kiện tự nhiên nơi các tộc người sinh sống có vai trò to lớn
trong việc hình thành và tích lũy tri thức địa phương (tri thức bản địa). Không
lưu ý đến khía cạnh này của sự phát triển, chúng ta khó có thể giải thích một
cách thỏa đáng những nhân tố ảnh hưởng đến và chi phối đến sự hình thành và
tích lũy tri thức địa phương (tri thức bản địa) của một tộc người cụ thể.
•
Thứ hai cần lưu ý đến những thay đổi tri
thức địa phương (tri thức bản địa) trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc
người. Vì trong tiến trình phát triển của một tộc người, xét về phương diện tri
thức bản địa chúng ta thấy: thứ nhất, tri thức địa phương (tri thức bản địa) có
những thay đổi; thứ hai, trong cùng một thời điểm trong vốn tri thức địa phương
(tri thức bản địa) của một tộc người nào đó có lớp tri thức địa phương (tri thức
bản địa) cũ và có lớp tri thức địa phương (tri thức bản địa) mới xuất hiện.
•
Thứ ba, nghiên cứu tri thức địa phương
(tri thức bản địa) của một tộc người phải là kết quả của một nghiên cứu liên
ngành và sự thẩm thấy giữa khoa học xã hội nhân văn và một số ngành thuộc khoa
học tự nhiên. Nghiên cứu tri thức địa phương (tri thức bản địa) của một tộc người
người một cách hệ thống và toàn diện để làm sâu sắc những giá trị văn hóa của một
tộc người và việc nghiên cứu tri thức địa phương (tri thức bản địa) của một tộc
người càng được hiểu một cách thấu đáo.
Một
số vấn đề cần làm rõ trong hội thảo
•
Thứ nhất, phác họa một bức tranh tương đối
toàn diện về tri thức địa phương (tri thức bản địa) của các tộc người thiểu số
hiện đang cư trú ở Đắk Nông. Mỗi tộc người, tùy theo những điều kiện lịch sử,
văn hía, xã hội và mối tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội,
mà tri thức địa phương (tri thức bản địa) được thể hiện, tích lũy và truyền dẫn
theo thời gian sẽ khác nhau. Do tiếp cận từ các nền văn hóa khác nhau, nên sẽ
không có một mô hình chung của tri thức địa phương (tri thức bản địa). Cần lưu
ý đến sự khác biệt giữa các các tộc người, tuy sóng trên một địa bàn, nhưng lại
có sự khác biệt trong việc nhận thức, tích lũy và truyền dẫn tri thức bản địa
(tri thức dân gian, tri thức địa phương).
•
Thứ hai là đánh giá vị trí và vai trò của
tri thức địa phương (tri thức bản địa) trong đời sống của các cộng đồng cư dân
cũng như chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong tích lũy, trong vận
dụng tri thức địa phương (tri thức bản địa) trong đời sống hiện tại. Tri thức địa phương (tri thức bản địa)
là sự tích luywx và truyền dẫn từ thế hệ này đến thế hệ khác (chủ yếu là truyền
miệng) và cùng với thời gian những tri thức này cũng biến đổi. Trong tình hình
đó, tri thức địa phương (tri thức bản
địa)
liệu còn giữ được vị trí, vai trò như cũ không cũng là một vấn đề cần được thảo
luận.
•
Khoa học kỹ thuật đang đống vai trò rất lớn
đến sự phát triển kinh tế của toàn nhân loại, làm thay đổi toàn bộ đời sống xã
hội của nhân loại. Chúng ta lại đang nỗ lực để làm sao bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
trong quá trình hội nhập và phát triển thì tri thức địa phương (tri thức bản địa)
sẽ đóng góp được gì vào quá trình này cũng cần được chỉ rõ. Không phân tích một
cách thấu đáo, chúng ta sẽ không làm rõ vai trò và vị trí của tri thức địa
phương (tri thức bản địa) trong đời sống xã hội đương đại.
Những
nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong tích lũy cũng như vận dụng của tri thức
địa phương (tri thức bản địa)
a. Sự
thay đổi môi trường tự nhiên nơi các tộc người sinh sống
b. Các
chính sách phát triển kinh tế xã hội của các cấp chính quyền
c. Sự
tác động của các yếu tố khoa học kỹ thuật đến hoạt động kinh tế, chăm sóc sức
khỏe
d. Sự
giao lưu, tiếp biến văn hóa trong quá trình cộng cư của các tộc người di cư đến
e. Trình
độ dân trí được nâng lên
f. Sự
du nhập các tôn giáo mới và việc từ bỏ tôn giáo đa thần để theo tôn giáo độc thần
của một bộ phận dân cư.
Nghiên cứu tri thức địa
phương (tri thức bản địa) một các có hệ thống đầy đủ giúp chúng ta hiểu biết về
văn hóa của một tộc người trong tiến trình lịch sử. Như là một thành tố văn hóa
của một tộc người tri thức địa phương (tri thức bản địa) một mặt góp phần làm
phong phú văn hóa của một tộc người, mặt khác, thấy được sự thích nghi, sự sáng
tạo của một tộc người trong quá trình chinh phục thiên nhiên để phát triển. Cùng
với thời gian, tri thức địa phương (tri thức bản địa) cũng thay đổi. Trong bối
cảnh hội nhập và phát triển, nhiều tri thức địa phương (tri thức bản địa) không
còn phù hợp. Mặt khác do quá trình phát triển KT-XH làm cho tri thức địa phương
(tri thức bản địa) bị mai một và những thế hệ nắm và hiểu các tri thức địa
phương (tri thức bản địa) ngày một ít.
Tin: Khoa Nhân học