Giáo trình Nhân học đại cương
Giáo trình Nhân học đại cương bao
gồm 10 chương với sự tham gia biên soạn của những thành viên sau đây:
- Chương
1: Những vấn đề chung của nhân học (PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp)
- Chương
2: Nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người về sinh học và văn hóa (TS. Nguyễn
Khắc Cảnh)
- Chương
3: Tộc người và quá trình tộc người (PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp)
- Chương
4: Văn hóa (PGS. TS. Phan Thị Yến Tuyết và TS. Ngô Thị Phương Lan)
- Chương
5: Tôn giáo (PGS. TS. Phan Thị Yến Tuyết và TS. Trương Thị Thu Hằng)
- Chương
6: Ngôn ngữ (TS. Nguyễn Thị Thanh Bình)
- Chương
7: Kinh tế (TS. Ngô Thị Phương Lan)
- Chương
8: Thân tộc, hôn nhân và gia đình (PGS. TS. Thành Phần)
- Chương
9: Các hiệp hội và phân tầng xã hội (PGS. TS. Nguyễn Văn Tiệp)
- Chương
10: Nhân học ứng dụng (PGS. TS. Phan Thị Yến Tuyết, TS. Huỳnh Ngọc Thu, TS. Ngô
Thị Phương Lan)
Việc
biên soạn giáo trình Nhân học đại cương là một công việc khó khăn, trước hết vì
đây là ngành học mới đầu tiên được đào tạo ở Việt Nam; sau nữa, tài liệu dùng
để tham khảo cho việc biên soạn, chúng tôi chủ yếu phải dựa vào các giáo trình
và tài liệu bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh mà những người tham gia
biên soạn mới được tiếp cận trong thời gian chưa lâu và kiến thức về ngành nhân
học của ban biên soạn ít nhiều còn hạn chế. Mặc dù vậy, do yêu cầu cấp thiết
của công tác đào tạo, sau một thời gian tiến hành giảng dạy thể nghiệm giáo
trình nhân học đại cương xuất bản năm 2008, Khoa Nhân học đã cố gắng tổ chức
biên soạn lại, sửa chữa bổ sung và nâng cao chất lượng giảng dạy để tái bản
cuốn giáo trình này. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã đưa thêm nhiều
tài liệu về Việt Nam và các nước khác để mình họa cho những vấn đề lý thuyết
nhân học.
Khoa
Nhân học xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bản mới nhất của cuốn sách Nhân
học đại cương.
Nguyên
Hiệu trưởng, Trưởng Bộ môn Nhân học
GS.
TS. Ngô Văn Lệ