Ngô Thị Phương Thảo*
TÓM TẮT
Bài này tác giả trình bày những chuyển biển của cư dân đô thị ở
Việt Nam trong những năm gần đây, trong đó tác giả đề cập nhiều đến mặt trái
của đô thị như những thuận lợi và tác hại của internet, nạn béo phì, bạo lực
học đường, tình trạng ly hôn … Cuối cùng tác giả đưa ra những giải pháp để phát
triển một đô thị bền vững.
1. BỐI CẢNH CHUNG VÀ YẾU TỐ TÁC ĐÔNG LỚN TỪ INTERNET ĐẾN
ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ
Cùng với sự phát triển của internet và tiến trình toàn
cầu hóa, đời sống của người dân tại các đô thị lớn đã thay đổi rõ
rệt. Bên cạnh việc tiếp cận nhanh các xu hướng giáo dục, y tế, văn
hóa tiên tiến trên thế giới, thì đồng thời, một số đặc điểm tồn
tại song song vẫn ảnh hưởng đến đời sống của người dân Việt Nam, đặc
biệt là các đô thị lớn, khi mức độ tương tác với văn hóa toàn cầu
cao hơn gấp 4 – 5 lần so với nông thôn.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của WeAreSocial vào cuối năm
2011, tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng internet là 34% (WeAreSocial cho
biết số người dùng Internet Việt Nam là 30,8 triệu. Tỉ lệ người dùng Internet
trên tổng số dân là 34% (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Riêng năm
2012, Việt Nam có thêm 1,59 triệu người dùng mới. Trong đó, 73% người dùng
dưới 35 tuổi, 66% "cư dân mạng" truy cập web hằng ngày và họ dành
trung bình 29 giờ vào mạng mỗi tháng, 88% vào mạng tại nhà và 36% tại quán cà
phê, 81% vẫn truy cập qua desktop, 56% qua thiết bị di động và 47% qua laptop
(nhiều người sử dụng đồng thời cả 2-3 loại thiết bị), 95% người dùng Internet
truy cập các trang tin tức, 90% xem video trực tuyến (tỉ lệ trung bình ở châu Á
chỉ là 69%), 61% người dùng Internet từng thực hiện mua sắm qua mạng, 86% người
dùng Internet Việt Nam từng ghé thăm các trang mạng xã hội, 8,5 triệu người
dùng Facebook (tương đương 10% dân số) và đây là mạng xã hội phổ biến nhất
Việt Nam trong tháng 10. 28% cư dân mạng có tài khoản Facebook, 9% người dùng
Internet sử dụng Twitter trong tháng qua. Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ
tăng trưởng thành viên nhanh nhất trên Facebook là 146% trong 6 tháng. Đa số
thành viên dưới 34 tuổi và lượng thành viên nam cao hơn nữ. Số người dùng
Internet di động ở Việt Nam hiện là 19 triệu người. 35% người dùng Internet di
động truy cập các nội dung truyền thông xã hội qua điện thoại.
Những số liệu trên cho thấy, các thiết bị di động,
internet và các mạng xã hội đang chi phối rất lớn đến đời sống của
người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Với bản chất
truyền thông không chọn lọc, ít giới hạn, internet và các mạng xã
hội trở thành nguồn cung ứng thông tin tổng hợp cho các nhu cầu của
người dân, từ ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm đến mở rộng kiến
thức, giao lưu kết nối bạn bè và thể hiện cá nhân…Việc tiêu tốn
thời gian ở internet, mạng xã hội cũng phát sinh nhiều hệ quả đi
kèm, như thói quen ít vận động, dung nạp nhiều thức ăn chứa calori cao
như thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, dẫn đến tình trạng thừa cân béo
phì tăng nhanh ở lứa tuổi học sinh tiểu học, phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ, rối loạn chuyển hóa đường trong người trưởng thành…. Về mặt
xã hội, tỷ lệ ly hôn tăng nhanh ở mức báo động, phần lớn rơi vào
các gia đình trẻ, xuất hiện các trào lưu làm mẹ đơn thân và có dấu
hiện cho thấy sự mất cân bằng, bất ổn trong đời sống gia đình. Về
mặt văn hóa, hiện tượng bạo lực học đường nổi cộm trong giới học
sinh – sinh viên và cấp độ sai phạm càng lúc càng có dấu hiệu nặng
nề hơn.
II. THỰC TRẠNG THỪA CÂN – BÉO PHÌ VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ DINH
DƯỠNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ
Theo công bố ngày 4/4/2012 của Viện
Dinh Dưỡng Việt Nam, trong khuôn khổ Chiến Lược Dinh Dưỡng Quốc Gia
2010- 2020, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi 5,6% (ở thành phố
6,5% và ở nông thôn 4,2%). Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng. So với năm
2000, tỷ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi hiện cao hơn 6 lần.Tỷ lệ phụ nữ
tuổi sinh đẻ (18-49 tuổi) có chỉ số khối cơ thể (CSKCT) < 18,5 là 18,0%.
Trong khi đó, có 8,2% phụ nữ độ tuổi sinh đẻ CSKCT ≥ 25 (thừa cân và béo phì). Riêng
tại TPHCM: Quá
trình đô thị hóa kéo theo sự gia tăng dân số cơ học, xu hướng già hóa dân số,
sự thay đổi lối sống và thói quen ăn uống truyền thống, ảnh hưởng lối sống từ
các nước phương Tây trong thời kỳ chuyển tiếp cũng dẫn đến nhiều nguy cơ về sức
khỏe như thừa cân - béo phì và một số bệnh mạn tính không lây như đái tháo
đường, tăng huyết áp, ung thư…Biến động về kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng sâu
sắc đến tình hình an ninh lương thực của người dân thành phố đặc biệt là dân cư
ở ngoại thành, một số khu vực còn nghèo khó trong nội thành và dân nhập cư tại
TP.HCM khá đông, việc kiểm soát tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, thừa
cân béo phì trở nên khó khăn, phức tạp. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
cho hoạt động dinh dưỡng vẫn còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu
thực tế của một thành phố có qui mô dân số lên đến 10 triệu dân. Tỉ
lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi là 11%, cao hơn tỉ lệ suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân và thấp còi. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở phụ nữ tuổi sinh đẻ lên đến
35,7%, ở trẻ tiểu học lên đến 38,5%. Tỷ lệ đái tháo đường ở người trưởng thành
lên đến 7%, tỷ lệ rối loạn chuyển hóa đường là 27%. Mô hình ăn uống của người
dân thành phố đang có chiều hướng phát triển phức tạp; bữa ăn của nhiều đối
tượng vừa thừa vừa thiếu về số lượng, mất cân đối về chất lượng; người dân
có xu hướng ăn nhiều chất béo bão hòa, chất đường và các loại thực phẩm tinh
chế và ít chất xơ. Điều này cho thấy, bên cạnh những chuyển biến
tích cực về việc truyền thông cộng đồng về những căn bệnh lây lan qua
đường tình dục, ma túy, thì việc truyền thông về dinh dưỡng phòng
chống bệnh mãn tính không lây, trong đó tập trung vào việc cải thiện
chế độ ăn uống, vận động hợp lý cho người dân đô thị, bao gồm trẻ em
ở lứa tuổi tiểu học, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và những đối
tượng khác đang là vấn đề đáng quan tâm.
Vai trò của nhân học trong hiện tượng
này là phối hợp với các cơ quan chức năng về y tế, văn hóa, giáo
dục, nghiên cứu thói quen sinh hoạt của người dân đô thị, tìm ra nguyên
nhân của hiện tượng này, trong đó chỉ rõ những thói quen cụ thể nào
và nguyên nhân chính nào dẫn đến hiện tượng trên, từ đó đưa ra những
phân tích, khuyến cáo và đề xuất những thói quen tốt, hợp lý hơn cho
người dân đô thị lớn. Ngành Nhân Học cũng nên có một trung tâm truyền
thông và phối hợp với các đơn vị truyền thông phù hợp để chuyển tải
thông điệp này đến với nhiều người dân một cách có hiệu quả, tập
trung hơn.
III. HIỆN TRẠNG XUỐNG CẤP VỀ VĂN HÓA
ỨNG XỬ VÀ TỶ LỆ NẠO PHÁ THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TĂNG NHANH.
Theo thống kê của Bộ GDĐT, trong 5 tháng
đầu năm của năm học 2009 - 2010, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ học sinh (HS)
đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trong những năm gần đây, số lượng học
sinh cũng như giáo viên bị kỷ luật, bị buộc thôi học hoặc bị ra khỏi ngành giáo
dục vì văn hóa ứng xử và tư cách đạo đức “có vấn đề” gia tăng đến mức báo động. Những
hiện tượng đổ vỡ trong văn hóa ứng xử vài năm gần đây, đặc biệt là
lứa tuổi học đường, cho thấy có một lỗ hổng lớn trong việc hình
thành thói quen ứng xử của các em học sinh. Khi đời sống kinh tế khó
khăn hơn, đồng thời với việc các bậc cha mẹ chú trọng đến việc kiếm
tiền nhiều hơn, thì việc dạy con cũng có phần bị ảnh hưởng, giềng
mối gia đình lỏng lẻo là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu kỹ năng ứng
xử cho các em học sinh. Trong một cuộc khảo sát của báo Sài Gòn
Tiếp Thị, tháng 3/2011 trên 300 em học sinh thuộc 3 trường học khu vực
Thủ Đức, Quận 9, quận 3 (TPHCM), 70% học sinh được khảo sát cho biết
đã từng chứng kiến bạn bè đánh nhau, trong đó 20% cho biết chuyện
đánh nhau là “chuyện bình thường”, không nhất thiết phải có những lý
do đặc biệt, chỉ cần vài lý do đơn giản nhất cũng có thể gây ra ẩu
đả. Gần 10% học sinh được khảo sát cho biết đã từng thấy bạn bè
mang hung khí vào trường học. Hơn 90% học sinh được khảo sát cho biết
rất muốn có những lớp học, khóa học, ngoại khóa về văn hóa ứng xử
học đường, cần có các chuyên viên tâm lý học đường để chia sẻ, học
hỏi về kỹ năng quản lý cảm xúc và giải đáp các thắc mắc về giới
tính, tình bạn, tình yêu của các em.
Trong khi đó, số lượng trường học có
giáo viên phụ trách tư vấn tâm lý hoặc chuyên viên tâm lý học đường
hiện nay là rất ít. Chỉ có 108 giáo viên tư vấn chuyên trách trong
tổng số hơn 400 giáo viên tâm lý đang làm việc tại các trường phổ thông ở
TPHCM, còn lại đều do các giáo viên, nhân viên nhà trường kiêm nhiệm. Điển
hình như Q.8, có 16/31 trường học ở bậc tiểu học và THCS có GV tư vấn nhưng không
có lấy một GV tư vấn chuyên trách mà tất cả đều cho GV được phân công kiêm
nhiệm. Sở GD-ĐT TPHCM chỉ ra nguyên nhân lực lượng giáo viên tư vấn
chuyên trách ở trường học còn thấp chủ yếu do lượng GV tâm lý giáo dục tốt
nghiệp và công tác trên địa bàn thành phố còn ít, chế độ lương bổng và làm việc
chưa thu hút được lực lượng chuyên môn. TP. HCM đã có quyết định ban hành tạm
thời về tổ chức hoạt động công tác tư vấn trường học. Theo đó, GV tư vấn được
hưởng lương, chế độ và chính sách theo ngạch GV theo quy định hiện hành. Mỗi GV
tư vấn lên lịch để làm việc tại phòng tư vấn 4 buổi/tuần, mỗi buổi 3 tiết. Tuy
nhiên, hiện nay đội ngũ còn thiếu tính chuyên nghiệp trong các hoạt động tư vấn
do chưa được đào tạo đầy đủ mà thường phải tự mày mò hoặc chỉ tham gia những
khóa huấn luyện ngắn ngày mang tính tạm thời (theo Dân Trí – 27/12/2012).
Bên cạnh sự xuống cấp về văn hóa
ứng xử, thì việc hiểu biết mù mờ, thiếu đầy đủ về giới tính cũng
là một vấn đề lớn của học đường.Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi
vị thành niên (từ 15-19 tuổi) cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới.
Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam 2011, trung
bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong
đó nhiều em đã nạo hút thai nhiều lần. Khảo sát của Bệnh viện Phụ
sản Trung ương 2011 cho
thấy, trong hơn 5.000 ca nạo, phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới 24
tuổi. Còn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai
chiếm khoảng 18%.Đặc biệt, trong nghiên cứu mớinhất của ThS Nguyễn Mỹ Hương, Ủy
ban quốc gia Dân số kế hoạch hóa gia đình về “Những yếu tố ảnh hưởng đến mang
thai vị thành niên” cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai
ở độ tuổi 15-19, nguy hiểm hơn khi nhiều người ở độ tuổi vị thành niên đã phải
“giải quyết” nhiều lần làm tăng nguy cơ vô sinh sau này.Mỗi năm,Việt
Nam có
khoảng 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai. Nếu như tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên chiếm 5-7% tổng số ca nạo phá thai trong các năm trước, thìđến 2011,
tỉ lệđóđã tăng lên 18-20%. Trong số ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên thì
cóđến60-70% là học sinh, sinh viên ở độ tuổi 13 đến 19 tuổi. Tại Hà Nội, tỉ lệ
thanh thiếu niên chiếm khoảng 30% dân sốcòn tỉ lệ nạo phá thai chiếm trên 22%.
Vai trò của Nhân Học trong hiện tượng
này là phối hợp với Bộ Giáo Dục thực hiện những khảo sát về nhận
thức hành vi, từ đó hiểu chính xác nguyên nhân của các hành vi nêu
trên, phân tích được những yếu tố dẫn đến điều này, từ đó đưa ra
những đề xuất phù hợp cho Bộ Giáo Dục trong việc ngăn ngừa và xử
lý những hiện tượng trên, đồng thời, thông qua các phương tiện truyền
thông, chuyển tải những thông điệp về văn hóa ứng xử và vai trò, tầm
quan trọng của việc ứng xử đúng đắn, đến việc phát triển nhân cách
con người. Nhân học cũng có thể phối hợp thực hiện những tài liệu
hướng dẫn kỹ năng ứng xử cơ bản, thông qua nhiều hình thức khác nhau,
từ các câu chuyện để, đến đố vui hoặc trắc nghiệm tình huống, game
show, giúp cho kiến thức về kỹ năng ứng xử và thông tin về giới tính
dễ dàng, thân thiện hơn đối với học sinh – sinh viên, từ đó, việc ứng
dụng và phòng ngừa sẽ hiệu quả hơn.
VI. HIỆN TRẠNG LY HÔN SỚM, TAN VỠ GIA
ĐÌNH VÀ XU HƯỚNG LÀM MẸ ĐƠN THÂN.
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, Việt Nam có
gần 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Trong đó, số cặp vợ
chồng trẻ dưới 40 tuổi ly hôn chiếm khoảng 30%. Theo công trình nghiên cứu của
Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, tỷ lệ ly
hôn/kết hôn ở thành phố là 31,4%. Con số này cho thấy, gần 3 đôi kết hôn thì có
một đôi ly hôn. Ly hôn trong gia đình trẻ đang gia tăng, từ 18-30 tuổi là
34,7%, từ 30-dưới 50 là hơn 55%, hơn 50 tuổi là 8,7%. Theo
thống kê, năm 2010 số lượng án ly hôn tại TAND TP.HCM là khoảng 18.000 vụ,
trong đó tỉ lệ ly hôn của các đôi vợ chồng trẻ (độ tuổi 20-30) chiếm hơn
60%.Theo kết quả điều tra của Bộ VH-TT&DL (phối hợp với Tổng cục Thống kê),
trường hợp vợ chủ động ly hôn cao gấp hai lần so với chồng. Một số thẩm phán chuyên xét xử ly hôn cho
biết, nguyên nhân của hiện tượng trên là do: trước đây trong các vụ bạo
hành gia đình, phụ nữ, nhất là ở vùng nông thôn thường có tâm lý phụ thuộc, cam
chịu, nhẫn nhịn, nhưng ngày nay, họ mạnh mẽ
hơn. Khi người chồng hành xử quá tệ bạc, họ sẵn sàng chủ động chia tay để tìm
một lối thoát cho mình. Một số ý kiến cho
rằng một khi nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng, khó khăn thì sức ép cuộc sống
đối với các gia đình là rất lớn. “Trăm dâu đổ đầu tằm”, ngoài việc phải đi làm
kiếm tiền như chồng, người vợ còn phải lo đủ thứ việc nhà, chăm sóc con cái,
tính toán chi tiêu… nên thường bị stress. Nếu như đàn ông có điều kiện hơn để
giải tỏa căng thẳng bằng cách giao
lưu bạn bè,
thì người vợ thường phải chôn chân trong căn bếp. Xã hội càng hiện đại thì đức
tính cam chịu, sự hy sinh đời sống cá nhân của người phụ nữ càng giảm. Đến một
lúc nào đó, họ sẽ mong muốn thoát khỏi mâu thuẫn gia đình bằng cách xin ly hôn. Một số ý kiến khác cho rằng, bộ phận tầng lớp phụ nữ trí
thức ngày nay có xu hướng thích sống độc thân cho thoải mái, không coi trọng
gia đình bằng sự nghiệp.
Điều này dẫn đến một trào lưu mới ở Việt Nam trong
khoảng vài năm trở lại đây: xu hướng làm mẹ đơn thân. Hiện chưa có
khảo sát nào liên quan đến xu hướng này, nhưng sự xuất hiện ngày
càng nhiều các bà mẹ đơn thân, sẵn sàng sinh con mà không cần lập gia
đình, được sự chấp nhận mở rộng của xã hội, cho thấy, hiện tượng
bất cân xứng này có khả năng lan rộng và trở thành một trong những
mô hình gia đình của xã hội Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn.
Từ các hiện tượng trên cho thấy, nguy cơ đổ vỡ và mất cân
xứng cho mô hình gia đình chuẩn sẽ dần dần tăng nhanh. Nhiều giá trị
mới được công nhận, do đó, một số giá trị truyền thống bị phủ
nhận. Điều này là quy luật tất yếu cho sự phát triển bình đẳng
giới và vai trò cá nhân trong đời sống cộng đồng, tuy nhiên, nếu không
có những giới hạn và ý thức nhất định về mô hình gia đình chuẩn,
sẽ khiến cho tỷ lệ ly hôn, tan vỡ trở nên mất kiểm soát, gây ra những
hệ lụy hậu ly hôn không nhỏ.
Vai trò của Nhân Học: góp phần vào việc tìm hiểu nguyên
nhân sâu xa của hiện tượng này, thông qua các tổ chức, ban ngành liên
quan, kết hợp các phương pháp phỏng vấn sâu, đưa ra dự báo và các
khuyến nghị phù hợp về mô hình gia đình, so sánh những giá trị được
và chưa được giữa mô hình gia đình truyền thống và mô hình gia đình
hiện đại, từ đó hướng dẫn cho người dân những ý thức rõ rệt về mô
hình gia đình tốt, là một trong các hướng tiếp cận của Nhân Học
trong hiện tượng trên.
5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
TRONG VIỆC PHỐI HỢP CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH ĐỂ NGHIÊN CỨU, ĐƯA RA DỰ BÁO
VÀ GIẢI PHÁP.
5.1 Thuận lợi: mỗi ban ngành đều có
một hệ thống và quy mô nghiên cứu nhất định. Việc Nhân Học tham gia vào
nghiên cứu sẽ nâng cao tính chính xác, hiệu quả và mở rộng các
nghiên cứu này. Nhờ sự tập hợp kết quả nghiên cứu của các ban
ngành, lĩnh vực một cách có hệ thống, việc truyền thông kết quả
nghiên cứu, dự báo và đưa ra các kiến nghị sẽ được thực hiện tập
trung, xâu chuỗi và tiết kiệm kinh phí hơn gấp nhiều lần.
5.2 Khó khăn: do tính chất độc lập
của từng ngành, từng lĩnh vực, việc kết nối những ngành có liên
quan lại với nhau thành một chuỗi nghiên cứu thống nhất ít nhiều sẽ
gặp trở ngại về mặt thủ tục, cách thức tiến hành.
5.3 Giải pháp: để thực hiện được hệ
thống nghiên cứu quy mô lớn và xâu chuỗi các ban ngành hiệu quả, Nhân
Học cần chứng minh các thế mạnh đa dạng của ngành, chứng minh các
công cụ ứng dụng phù hợp và việc tiết kiệm chi phí đáng kể từ
việc tích hợp các nghiên cứu nhỏ lẻ của từng ngành thành nghiên cứu
tổng, tạo thành bức tranh tổng quát chung, từ đó, có cái nhìn và
giải pháp tổng thể, rõ ràng hơn.
6. LỜI KẾT
Tại đây, trong khuôn khổ của buổi hội
thảo và bài tham luận này, tôi xin đưa ra ba vấn đề nổi cộm trong đời
sống người dân đô thị hiện nay, hướng tiếp cận vào đời sống thực tế
của người dân ở các đô thị lớn, nhằm khơi gợi một số thông tin và
hướng phối hợp thực hiện, cùng với phương pháp nghiên cứu xã hội
học trên diện rộng và phỏng vấn sâu, ngành nhân học có thể đưa ra
một bức tranh tổng thể và chi tiết về đời sống, qua đó đưa ra phương
pháp khắc phục điểm sai lệnh, phát huy sự đúng đắn trong lối sống
người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kết quả nghiên cứu của
WeAreSocial – theo Tuổi Trẻ, 19/10/2012.
http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/516689/308-trieu-nguoi-Viet-Nam-su-dung-Internet.html
2. Kết quả nghiên cứu về thực
trạng dinh dưỡng của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia 2012, Trung Tâm Dinh Dưỡng
TPHCM 2012.
3. Thống kê của tòa án nhân dân
tối cao 2010.
4. Thống kê của Bộ Giáo Dục Đào
tạo 2009 – 2010.
* Giám
đốc Truyền Thông- Công ty CP Bibica. Bài
viết này đã được in trong Kỷ yếu Tọa
đàm khoa học “Nhân học trong bối cảnh toàn cầu hóa” được tổ chức
ngày 26 tháng 4 năm 2013 tại Trường ĐHKHXH&NV-TPHCM.