-
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu về tri thức bản địa và tính ứng dụng của tri thức này đến sự phát triển bền vững. Đây là sách tham khảo do GS.TS Ngô Văn Lệ, TS. Huỳnh Ngọc Thu và TS. Ngô Thị Phương Lan đồng chủ biên. Học viên có nhu cầu tìm hiểu thêm có thể tham khảo tại thư viện Khoa Nhân học.
-
Cuốn sách trình bày về hệ thống lý thuyết phong phú được các nhà Nhân học ở các truyền thống khác nhau. Sách được dịch và hiệu đính bởi các nhà khoa học từ các cơ quan khác nhau ở Việt Nam và nước ngoài.
-
Tác giả: Claude Levi Strauss
Dịch Giả: Ngô Bình Lâm
Claude Lévi-Strauss viết Nhiệt đới buồn vào lúc danh tiếng hàn lâm vững chắc của ông đã vượt ra khỏi giới hạn của riêng lĩnh vực nhân học. Ông là hình ảnh của một nhà khoa học dấn thân ở tầm quốc gia và quốc tế
-
Tạp chí Bảo tàng và Nhân học công bố các bài viết thuộc lĩnh vực bảo tàng và nhân học, trao đổi nghiệp vụ bảo tàng, giới thiệu hoạt động bảo tàng ở Việt Nam và trên thế giới, trao đổi phương pháp, lý thuyết và kết quả nghiên cứu Nhân học. Học viên có nhu cầu tham khảo xin liên hệ với thư viện khoa Nhân học.
-
Những tổ chức xã hội đầu tiên mà con người sáng tạo ra là thân tộc và dòng họ, hôn nhân và gia đình. Đây là các thiết chế xã hội căn bản và đầu tiên của mỗi tộc người; nhưng các tổ chức này lại không giống nhau, nó là một sự lựa chọn đa dạng và sáng tạo của từng nhóm người.
-
Súng, vi trùng và thép là nguyên nhân, là lý do giải thích cho câu hỏi: tại sao các xã hội loài người phức tạp đã phát sinh trên mỗi lục địa theo các cách khác nhau trong 13.000 năm trở lại đây? Diamond đã mạnh dạn bác bỏ những lí thuyết “chủng tộc”, cho là giống dân này bẩm sinh đã thông minh, tài ba hơn giống dân khác mà trước đây người ta hay viện dẫn để giải thích cho sự bất bình đẳng giữa các tộc người.
-
“...Toàn cầu hóa khiến các xã hội hiện đại không thể sụp đổ riêng lẻ …lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ suy thoái toàn cầu… "
-
-
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hóa. Để tăng thêm
nguồn thu nhập của kinh tế quốc dân và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng
cao, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong thời kỳ “cơ cấu dân
số vàng”, Nhà nước Việt Nam đã coi xuất khẩu lao động ra nước ngoài trở thành
một chiến lược quốc gia.
-
Trong hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam học đã phát triển mạnh ở Bắc Mỹ, Úc Châu, Nhật Bản, và vài nước ở Âu Châu. Trong Việt Nam học ở những nơi này, Nhân học là ngành học đóng góp rất lớn, với số lượng công trình nghiên cứu thuộc hàng đầu, nhờ việc các nhà nhân học nước ngoài có điều kiện thực địa nghiên cứu ở Việt Nam, dù là điều kiện thực địa còn gặp nhiều trở ngại so với rất nhiều nơi khác trên thế giới.
| |