-
Gia đình Hàn – Việt có những yếu tố văn hóa tương đồng là do cùng chung loại hình văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước, lại có quá trình giao lưu tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa trong bối cảnh đồng văn nhất là ảnh hưởng của Nho giáo. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể và xét những thành tố văn hóa thì cho thấy gia đình truyền thống của người Hàn và Việt có những nét khác biệt.
-
Cùng với các phương pháp điền dã, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu để nghiên cứu, thu thập tài liệu về văn hóa Chăm, phương pháp tiếp cận văn bản, xem chứng tích chữ viết của quá khứ tìm ra đặc trưng văn hóa tộc người đang được các nhà khoa học ngành dân tộc học ứng dụng.
-
Khi đề cập đến chế độ xã hội của người Chăm và các dân tộc khác trong ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo cũng như một số dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer (Mnông, Cơ-ho) thường được cho là theo chế độ mẫu hệ. Theo đó, yếu tố huyết thống, thừa kế tài sản và cư trú sau hôn nhân thường được cho là những chỉ báo đặc trưng.
-
Đạo Cao Đài với tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời năm 1926 tại chùa Từ Lâm (còn gọi là chùa Gò Kén) thuộc làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh. Đạo Cao Đài ra đời từ một nhóm quan lại, địa chủ, tiểu tư sản, công chức ở Sài Gòn. Công cuộc vận động lập đạo Cao Đài bắt đầu từ năm 1925, nhưng trước đó (năm 1921) tại Phú Quốc, ông Ngô Văn Chiêu, một quan chức trong chính phủ thuộc địa, đã đặt nền tảng gầy dựng đạo này bằng việc lập bàn thờ, xây dựng kinh sách, tiến hành tu đạo.
-
Giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation) là khái niệm được các nhà Nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhằm mạnh đến sự biến đổi văn hóa của tộc người trong xã hội đa tộc người.
-
Người Khmer ở Trà Vinh thực hành Thiền là một phương thức để thực hành pháp. Trong pháp có hai phần: Pháp học và Pháp hành. Thiền chính là cách để thực hiện Pháp hành.
TS. Đặng Thị Kim Oanh
-
Trong những năm gần
đây trong các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trên các diễn đàn khoa học
người ta nói đến các hiện tượng tôn giáo mới. Các tôn giáo mới ra đời ở các nước
phát triển như Mỹ, Nhật Bản và các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt
Nam, Đài Loan… Ở Việt Nam đã quan tâm đến hiện tượng tôn giáo mới.
-
Đặt chân xuống một vùng đất mà với tôi trong mơ đó là thiên đường của những cặp tình nhân lãng mạn hoặc là những đôi lứa hạnh phúc hưởng tuần trăng mật nóng bỏng. Bởi ngay từ thuở thiếu thời, tôi đã từng mơ khi nghe về Bali là “đảo thần” “Bình minh của thế giới” hay “Thiên đường nhiệt đới”.
-
Theo chúng tôi, văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa.
-
Lâm
Đồng là một tỉnh Tây Nguyên ở Việt Nam, nơi có nhiều thành phần tộc
người sinh sống. Đáng chú ý, tên gọi của các nhóm tộc người thường
thay đổi trong tiến trình lịch sử. Luôn có hiện tượng mất dần những
tên gọi không còn ý nghĩa trên thực tế với các tộc người. Ngược
lại, cũng do nhiều yếu tố, nhất là quá trình di cư, nhiều nhóm cùng
một cộng đồng dân tộc lại mang những tộc danh khác nhau (Mạc Đường,
1983, tr. 27).
| |